Hàng Việt trước sức ép cạnh tranh

  • Admin
  • 29-05-2017
  • 1143 Lượt xem

Người Việt ngày càng ý thức được rằng, việc sử dụng sản phẩm nội địa, ủng hộ hàng Việt chính là sự góp sức không hề nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà, giúp chúng ta tự chủ và độc lập hơn về kinh tế ...

Người Việt ngày càng ý thức được rằng, việc sử dụng sản phẩm nội địa, ủng hộ hàng Việt chính là sự góp sức không hề nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà, giúp chúng ta tự chủ và độc lập hơn về kinh tế mà không phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Doanh nhiệp ngoại ồ ạt lấn sân

Điển hình là những ông chủ lớn người Thái với những thương vụ mua bán, sát nhập khủng tại Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ. Điều này tăng sức cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp Việt khi phải đối đầu với các tập đoàn rất mạnh tiềm lực tài chính đến từ Thái Lan. Hàng loạt các thương hiệu lớn tại Việt Nam đã lọt vào tay của người Thái hoặc có cổ phần không nhỏ của họ bên trong.

Một số thương hiệu lớn như BigC Việt Nam, Metro cash & Carry Việt Nam, Nguyễn Kim, Vinamilk...đã có sự hiển diện của người Thái. Central Group đã chiến thắng trong cuộc đua thâu tóm BigC và sở hửu 49% cổ phần của Nguyễn Kim; Berli Jucker Plc (BJC) đã mua lại chuỗi Metro Việt Nam, sở hữu 11% cổ phần tại Vinamilk, BJC còn là ông chủ của chuỗi cữa hàng B’mart...Ngoài ra, các ông chủ lớn người Thái đang muốn thống lĩnh trên các lĩnh vực khác như: Ông trùm chăn nuôi CP, Tập đoàn SCG với ý định thâu tóm lĩnh vực vật liệu xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Amata với khu công nghiệp ở Đồng Nai.

Khi chúng ta mở của hội nhập và tham gia nhiều hiệp định thương mại tầm quốc tế, chúng ta phải chấp nhận “cuộc chơi” lấn sân của các doanh nghiệp ngoại. Thời gian gần đây, ô tô giá rẻ ồ ạt nhập vào Việt Nam từ các nước như: Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ do thuế nhập khẩu giảm xuống làm “khuynh đảo” thị trường Việt. Công nghiệp ô tô Việt Nam dễ tổn thương và chịu nhiều sức ép từ các doanh nghiệp ngoại.

Trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ ngoại, thì gã khổng lồ Trung Quốc mới thực sự là đối thủ đáng gờm và đáng lo ngại! Với mẫu mã bắt mắt và giá rẻ...hàng hóa Trung Quốc dễ dàng đến tay người tiêu dùng Việt. Tràn lan hàng hóa Trung Quốc tại các chợ, siêu thị từ trái cây, rau củ cho đến hàng thực phẩm khô, đồ gia dụng, giày dép, dụng cụ học tập, đồ chơi trẻ em...tràn ngập thị trường Việt. Nguy hiểm một số mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại đội lốt hàng Việt  như trái cây, rau, củ...gây thất thiệt cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp Việt cần trở mình mạnh mẽ

Một số ngành phải chật vật cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như: Điện tử, điện lạnh, ô tô, mỹ phẩm, hàng gia dụng, dược phẩm...đây là những ngành hàng vẫn được người tiêu dùng Việt ưu tiên do tâm lý “sính ngoại”. Bên cạnh tâm lý “sính ngoại” thì hàng Việt còn yếu hơn hàng nhập rất nhiều từ mẫu mã đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm Việt không kém chất lượng so với hàng ngoại là mấy, nhưng khâu quảng bá thương hiệu và cách tiếp cận người tiêu dùng thì doanh nghiệp Việt còn yếu kém hơn so với các đối thủ ngoại.

Một sản phẩm thuần Việt rất “trẻ” được nhiều người tiêu dùng Việt ủng hộ

Rất nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phát triển mạnh mẽ trước các đối thủ ngoại và được người tiêu dùng Việt tin dùng, điển hình như: Vinamilk, Cầu Tre, Việt Tiến, Trường Hải Auto, Dược Hậu Giang, Đại Việt Hương...Có lẽ, chính vì niềm tin được phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng trong nước, đánh trúng nhu cầu người tiêu dùng, cộng với chất lượng sản phẩm và chiến lược truyền thông tốt đã giúp rất nhiều doanh nghiệp Việt phát triển không ngừng, ngày càng khẳng định được vị thế.

Một trong những doanh nghiệp lâu đời và cạnh tranh với các thương hiệu mạnh ngoại nhập trong ngành mỹ phẩm là Đại Việt Hương; mỹ phẩm là loại hàng hóa có mặt tràn lan trên thị trường và rất khó kiểm soát. Theo ông Ngô Trung Quân, giám đốc Đại Việt Hương, việc cạnh tranh với các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài là cực kỳ khó khăn và yếu thế, mặc dù bản thân doanh nghiệp ông  rất chú trọng đến quảng bá thương hiệu và chăm sóc người tiêu dùng. Muốn phát triển mạnh, doanh nghiệp Việt phải có chiến lược lâu dài và bền vững, ông Quân chia sẻ.

Một trong những doanh nghiệp Việt vươn mình mạnh mẽ, chẳng những đứng vững trước các đối thủ ngoại nổi tiếng trong ngành sửa, Vinamilk đã vươn lên thành thương hiệu tỷ đô. Không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước Vinamilk còn từng bước vươn xa chinh phục thị trường quốc tế. Đại diện của Vinamilk cho biết, hiện các thị trường Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Sri Lanka, Philippin, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông… là những thị trường xuất khẩu chính, ổn định mà Vinamilk đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm rất gắt gao của các nhà nhập khẩu và chinh phục được thị trường thế giới trong những năm qua bằng chính những sản phẩm chất lượng quốc tế.

Hay câu chuyện đang “hot” thời gian gần đây về chàng doanh nhân trẻ Phạm Văn Tam thành công với thương hiệu ASANZO thuần Việt. Phạm Tăn Tam Tam ước tính, dòng sản phẩm tivi hiệu ASANZO bán ra thị trường trong năm nay vào khoảng 50.000 chiếc, con số không nhỏ trong khoảng 3 triệu chiếc tivi tiêu thụ hàng năm hiện nay. Để có được con số đáng mơ ước như vậy theo Phặm Văn Tam, người chủ doanh nghiệp cần phải hội đủ các kiến thức như: Chiến lược Marketing, kiến thức sản xuất, tiềm lực tài chính, nghệ thuật bán hàng...

Ủng hộ hàng Việt và mong mỏi vươn xa

Cuối năm 2016, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương đã công bố danh sách 310 “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”, như vậy hàng hóa mang thương hiệu Việt đang từng bước được khẳng định trên trường quốc tế, chúng ta có được những bước đi bài bản và mạnh mẽ. Chúng ta có những thế mạnh trên một số mặt hàng như: Thủy sản, nông sản, dệt may...có thể vươn xa ra thị trường quốc tế và người tiêu dùng quốc tế sản sàng đón nhận.

Trước khi xuất ngoại, hàng Việt cần làm tốt thị trường trong nước và được người tiêu dùng trong nước tin dùng. Hiện nay, mặc dù hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến và yêu thích, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt vẫn đang phải chịu nhiều “sức ép” từ hàng ngoại nhập, hàng giả, hàng nhái; người tiêu dùng trong nước vẫn còn lo ngại nhiều về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với nhóm hàng thực phẩm. Nhiều doanh nghiệp chưa đứng vững trên thị trường trong nước đã vội vàng tìm đường xuất khẩu nên rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản.

Theo doanh nhân trẻ Phạm Văn Tam, ước mơ vươn ra tầm thế giới luôn có trong mỗi doanh nghiệp Việt, thế nhưng thị trường trong nước cũng rất tiềm năng và có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp Việt khai thác. Những doanh nghiệp Việt chưa đủ tiềm lực tài chính và hội đủ các yếu tố khác thì không nên mạo hiểm xuất khẩu vì rủi ro rất cao, thậm chí đánh mất luôn thị phần trong nước đang duy trì ổn định. Ông Tam cho rằng, mình là người Việt sẻ hiểu hơn về tâm lý và thói quen của người tiêu dùng Việt, cũng như văn hóa, địa lý từng vùng miền nên dễ dàng chiếm lấy thị phần không nhỏ, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững; khi đủ sức có thể vươn ra thế giới, ông Tam chia sẻ.

Sau một thời gian cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chúng ta đã thu được nhiều kết quả vô cùng khả quan. Người Việt ngày càng ý thức được rằng, việc sử dụng sản phẩm nội địa, ủng hộ hàng Việt chính là sự góp sức không hề nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà, giúp chúng ta tự chủ và độc lập hơn về kinh tế mà không phụ thuộc quá nhiều các doanh nghiệp nước ngoài.

Trả lời về những yếu tố để thương hiệu Việt có thể thành công, ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Hội đòng Di sản Quốc gia đã nói: “Trước hết, đó phải là thương hiệu tạo ra sản phẩm được người Việt tự hào, mang tinh hoa, tâm hồn của người Việt. Dĩ nhiên tự hào thôi chưa đủ, các sản phẩm đó còn phải được người Việt Nam tin dùng và ủng hộ rộng rãi. Bởi có như vậy, doanh nghiệp mới có đủ tiềm lực về tài chính để “bơi” ra biển lớn.”

 

Một kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước như Hàn Quốc hay Nhật Bản chỉ ra rằng, doanh nghiệp chỉ có thể thành công và vươn ra thế giới một khi chinh phục và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ người tiêu dùng trong nước. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới để quay lại phục vụ người tiêu dùng. Nếu nhà sản xuất Việt mang đến cho người tiêu dùng Việt những giá trị đích thực để người Việt tin dùng hàng Việt, thì cơ hội vươn tầm quốc tế của doanh nghiệp trong nước sẽ không còn xa vời.

Đình Quân (BVPL)

 


Xem nhiều nhất

Quan tâm nhất

Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close