Dân tố Vingroup vi phạm hợp đồng, cố tình "treo đầu dê bán chó"

  • Admin
  • 10-07-2019
  • 2387 Lượt xem

Ký hợp đồng mua nhà ở vĩnh viễn, nhưng sản phẩm nhận được lại là là office-tel (dạng căn hộ cho thuê), nhiều người mua nhà tại Landmark 6 thuộc DA Vinhomes Central Park đã đồng loạt gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng đồng thời tổ chức xuống đường căng băng rôn phản đối.

Nhà ở lâu dài “hô biến” thành Office-tel

Trong đơn kêu cứu gửi đến Doanh nghiệp và Đầu tư, Đại diện cho chủ 26 căn hộ trục 03, tòa nhà Land Mark 6, thuộc dự án Vinhomes Central Park (số 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), cho rằng Công ty Cổ phần Vinhomes có dấu hiệu vi phạm hợp đồng mua bán, đơn phương “ép” khách mua nhà phải chuyển đổi công năng của căn hộ để ở sau khi hợp đồng mua bán căn hộ đã được hoàn tất, bàn giao và đi vào sử dụng hợp pháp.

Trong đơn cầu cứu có đoạn: “Chúng tôi đã ký Hợp đồng mua bán (HĐMB) với Công ty Cổ phần Vinhomes – Chủ Đầu tư Dự án Khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn (sau đây gọi tắt là Công ty Vinhomes) từ khoảng giữa năm 2016, đã hoàn tất nhiệm vụ tài chính theo tiến độ qui định trong HĐMB và đã nhận bàn giao căn hộ, đã về ở từ cuối tháng 12 năm 2017 (tính đến nay đã hơn 1 năm rưỡi). Bên cạnh đó, từ tháng 11/2018 một số chủ sở hữu đã đóng nốt 5% còn lại cho Công ty Vinhomes để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Dưới cái nắng 43 độ C, hàng chục hộ dân xuống đường căng băng rôn phản đối CĐT.

Căn cứ trên HĐMB thì đã quá thời hạn Công ty Vinhomes có nghĩa vụ bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật mà chúng tôi vẫn chưa nhận được Giấy chứng nhận này.

Thay vì được nhận giấy chứng nhận theo đúng qui định của pháp luật, cuối tháng 4/2019, chúng tôi lại nhận được thư điện tử và điện thoại của nhân viên Công ty Vinhomes thông báo các căn hộ của chúng tôi phải thay đổi mục đích sử dụng từ căn hộ dùng để ở (thời hạn sở hữu lâu dài)” sang “Căn hộ dịch vụ để lưu trú và văn phòng làm việc” (Office-tel, sau đây gọi tắt là OT) mà theo Công ty Vinhomes thì thời hạn sở hữu 50 năm và đề nghị hoàn trả 20% giá bán căn hộ (không bao gồm thuế GTGT và kinh phí bảo trì); yêu cầu chúng tôi ký Phụ lục HĐMB để điều chỉnh như nội dung trên”.

Đây là một sự vô lý, bởi lẽ, tromg các HĐMB chúng tôi đã thống nhất là mua căn hộ để ở. Theo các quy định về nhà đất thì đương nhiên, giá trị của căn hộ để ở hoàn toàn khác với loại hình Office-tel. Chưa kể việc chuyển đổi này đã được chấp thuận của cơ quan chức năng hay chưa, hay do Vingroup tự bày ra?

“Chúng tôi cũng đang yêu cầu phía CĐT làm rõ việc hình thành căn hộ OT có từ trước, khi thực hiện DA, hay do Vin tự ý chuyển đổi. Chúng tôi cũng yêu cầu CĐT cung cấp các Hồ sơ giấy tờ liên quan đến việc này” – một hộ dân thuộc trục 03 LM 6 cho biết.

“Treo đầu dê bán thịt chó” – có dấu hiệu lừa đảo?

Việc bât ngờ thông báo chuyển đổi công năng từ căn hộ để ở (Có giá trị lâu dài) thành căn hộ Office – Tel của Vingroups rõ ràng có dấu hiệu vi phạm. Bởi lẽ, căn cứ vào một số hợp đồng mua bán của căn hộ chung cư, ký giữa Vinhomes với các chủ các căn hộ, ngoài việc chủ các căn hộ trục 03 đều đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính. thì mục đích để ở lâu dài đã được xác định vị trí tại trục O3, tòa nhà Land Mark 6.

Tuy nhiên, sau thông báo của CĐT, hầu hết cư dân đều lo ngại rằng, việc chuyển đổi này có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế. Bởi lẽ theo các cư dân, việc đổi từ nhà ở có thời hạn lâu dài sang căn hộ OT chỉ được sở hữu 50 năm và có thể gia hạn thêm 20 năm sau đó chẳng khác nào đang có nhà vĩnh viễn chuyển thành đi thuê nhà giá cao. Cho dù có được đền bù vài %, thì giá trị của căn hộ cũng không còn. OT không phải là sản phẩm chúng tôi muốn mua và ký HĐMB nên chúng tôi không đồng ý ký Phụ lục do Công ty Vinhomes soạn thảo. Làm như thế chẳng khác nào họ cố tình treo đầu dê, bán thịt chó và cố tình lừa đảo người mua.

Người dân yêu cầu Vingroup thực hiện đúng cam kết trong HĐMB.

“Chúng tôi đã yêu cầu tổ chức cuộc họp giữa Công ty Vinhomes và cư dân để làm rõ lý do tại sao Vinhomes lại yêu cầu thay đổi công năng sử dụng căn hộ của chúng tôi (nghĩa là giao cho chúng tôi một sản phẩm khác hoàn toàn sản phẩm chúng tôi đã ký hợp đồng mua một cách hợp pháp). Chúng tôi cũng yêu cầu CĐT cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan về việc chuyển đổi này và giải thích rõ lý do chuyển đổi”- Chủ một căn hộ cay đắng cho biết.

Được biết, trong buổi làm việc ngày 04/6/2019 (tại văn phòng Công ty Vinhomes ở TTTM Vincom Megamall, Phường Thảo Điền, Q. 2 Tp. Hồ Chí Minh), đại diện các hộ dân đã nêu lên một số chất vấn với đại diện của Công ty Vinhomes là bà Lê Thị Trâm Anh, chức vụ Giám Đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng, đại diện cho Công ty Vinhomes theo Giấy ủy quyền số 0306-01/GUQ-VH được ký ngày 03/06/2019 bởi ông Phạm Thiếu Hoa, chức vụ Tổng Giám Đốc, đa số hộ dân đều đưa ra đề nghị Công ty Vinhomes giải trình việc đơn phương yêu cầu thay đổi sản phẩm trên HĐMB, tuy nhiên, phía CĐT chưa đưa ra được lời giải thích thỏa đáng.

“Họ (Vingroup) không giải thích được, nhưng vẫn khăng khăng bảo lưu quan điểm muốn chúng tôi nhận căn hộ OT và 20% giá trị căn hộ. Chúng tôi không đồng ý, không ký bất kỳ giấy tờ gì, trái lại, chúng tôi vẫm yêu cầu giữ nguyên các điều khoản trong HĐMB mà hai bên đã tự nguyện ký kết” – Một đại diện chủ hộ trục 03 cho biết.

Cũng theo các hộ dân thì, ngày 17/6/2019 họ có nhận được thư phúc đáp của Công ty Vinhomes về nội dung cuộc họp ngày 04/6/ 2019. Tuy nhiên, theo các cư dân, nội dung thư phúc đáp không thỏa đáng được các vấn đề mà cư dân đã yêu cầu làm rõ; không cung cấp được một văn bản pháp lý nào về căn hộ OT; không cung cấp được văn bản pháp lý nào chỉ rõ vị trí căn hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng.

“Đánh giá đây là sự việc nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm HĐMB, ngày 20/6/2019 chúng tôi đã gửi đơn đến Sở Tài nguyên Môi trường Tp. HCM, Ủy Ban Nhân dân Q. Bình Thạnh, Phòng Tài nguyên Môi trường Q. Bình Thạnh và Phòng Đăng ký đất đai Tp. HCM kiến nghị tạm ngưng xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho toàn bộ căn hộ thuộc tòa Landmark 6 vì đang có sự tranh chấp, nếu Công ty Vinhomes không giải quyết thỏa đáng thì việc này có thể dẫn đến kiện tụng tại Tòa án các cấp” – Đại diện 26 chủ hộ trục O3 khẳng định.

Một phần ND đơn cầu cứu cư dân gửi đến cơ quan chức năng và báo chí

Theo luật sư Phạm Quốc Triệu – Đoàn Luật sư Hà Nội thì: Thông báo của CĐT rõ ràng đang có vấn đề, nếu không muốn nói rằng họ có dấu hiệu vi phạm các điều khoản đã được ký kết trong một HĐMB đã được hoàn thành và được pháp luật bảo hộ. Về pháp lý, mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì bên có lỗi phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. “Ở đây có thể xảy ra 2 trường hợp: Một: CĐT “biết” việc chuyển đổi này từ khi hình thành DA, nhưng họ lờ đi. Trong trường hợp này đương nhiên có thể kiện họ dấu hiệu lừa đảo; Trường hợp thứ 2: CĐT sau khi ký HĐMB mới “biết” sự thay đổi công năng, và họ yêu cầu khách hàng phải chuyển đổi thì họ là người đơn phương phá vỡ hợp đồng, và đương nhiên, khách hàng có thể kiện họ ra tòa để yêu cầu bồi thường” – Ls Triệu nói.

Liên quan đến vấn đề này, DN&ĐT đã liên hệ với ông Tuấn Hải – cán bộ Phụ trách Thương hiệu Vinhomes của Tập đoàn Vingroup, ông Hải cho rằng việc xảy ra từ lâu (6 tháng trước) và bên CĐT đã có văn bản trả lời cụ thể, và ông sẽ cung cấp văn bản này qua mail cho PV. Tuy nhiên, đến nay, DN&ĐT vẫn chưa nhận được bất cứ VB nào từ phía đại diện Vingroup.

Được biết tháng 12 năm 2018, hơn 200 hộ dân tại tòa Landmark 81, thuộc DA Vinhomes Central Park T.p HCM cũng đồng loạt phản đối CĐT Vìgroup “lật kèo” khi gần đến hạn giao nhà mới đưa ra yêu cầu “bắt” khách hàng chấp nhận căn Office-tel thay vì nhà ở như trong HĐMB. Trong sự việc này, phìa CĐT giải thích rằng đã có sự nhầm lẫn ngoài ý muốn trong quá trình ký kết hợp đồng. Cụ thể, một số căn Officetel (OT) – căn hộ có chức năng văn phòng và sử dụng 50 năm – đã bị nhầm thành căn hộ ở được sử dụng lâu dài. Trước sức ép của người dân, cuối cùng phía CĐT đã “nhận lỗi” và vụ việc lắng xuống.

Liệu đây có phải là “tuồng cũ diễn lại” hay lại thêm một sự nhầm lẫn mới từ phía Vingroup, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong các bài viết sau.

Theo Ninh Dũng (doanhnghiepdautu.net)

Nguồn: http://ecotimes.com.vn

http://ecotimes.com.vn/dan-to-vingroup-vi-pham-hop-dong-co-tinh-treo-dau-de-ban-cho-42799.html?fbclid=IwAR3N8QdHCf0BO87XOF0oNuyEFV-7rnTea6IKC6v6epui7ByvOUehN2DhPYA


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close