Cảnh giác khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

  • Admin
  • 02-07-2017
  • 743 Lượt xem

Mạng xã hội được xem như một “thế giới ảo” phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Việt Nam cũng là một quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội rất lớn và nhu cầu không ngừng tăng cao, đặc biệt là giới trẻ

Mạng xã hội được xem như một “thế giới ảo” phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Việt Nam cũng là một quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội rất lớn và nhu cầu không ngừng tăng cao, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế, mạng xã hội không thể bị xem nhẹ, mỗi chúng ta cần cẩn trọng hơn khi đăng tải hay chia sẻ thông tin và nên chăng, có những chế tài của các ngành chức năng để xử lý những thông tin gây hại cho xã hội?

Ở Việt Nam các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Zing....phát triển rất mạnh, đặc biệt là mạng xã hội Facebook. Ngay khi du nhập vào Việt Nam, Facebook thực sự phát triển một cách chóng mặt, dường như nó trở thành một “hiện tượng” có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người Việt.

Tất cả những cảm xúc cá nhân, những sự việc xảy ra trong xã hội đều được chia sẻ trên Facebook. Từ những vấn đề tích cực, mang tính giải trí, đến cả những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống đều được chia sẻ một cách rộng rãi và nhanh chóng. Không chỉ đơn thuần là đăng tải những cảm xúc cá nhân, bạn bè mà tất cả các vấn đề  quan trọng hơn liên quan đến chính trị xã hội cũng được chia sẻ, bàn tán, tranh luận sôi nổi, thậm chí gay gắt trên mạng xã hội. Vì lẽ đó, mạng xã hội Facebook vượt ra xa hẳn giới hạn so với mục đích ban đầu của nhà sáng lập.

Chỉ vài thao tác đơn giản theo chỉ dẫn, chúng ta dễ dàng có được cho mình một tài khoản Facebook để sử dụng, sẳn sàng đăng tải những thông tin cá nhân, gia đình, bạn bè, xã hội lên trên đó. Thông tin này nhanh chóng đến với mọi người cùng dùng chung mạng xã hội. Tùy mức độ “hot” của thông tin đăng tải, sự nổi tiếng của người đăng tải mà thông tin này sẽ lan tỏa tới cộng đồng mạng khác nhau.

Vừa qua, các sự kiện gây nên những “cơn bão” mạng như: Chủ quán cà phê Xin Chào tại Bình Chánh, TP.HCM bị khởi tố hình sự; Nhà máy thép Formosa xả thải ra biển Vũng Áng – Cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung; Phóng sự “cây chổi quét rau” của VTV24; Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm Việt Nam....và gần đây nhất là một chương trình của VTV đưa ra bình luận về việc MC Phan Anh đã chia sẻ thông tin về video thử nghiệm nguyên nhân gây cá chết tại các biển miền Trung của một kênh truyền thông phía Bắc.

Lý do gây nên buổi “đấu tố” của MC Phan Anh với các khách mời trên kênh truyền hình VTV trong chương trình “60 phút mở” là Phan Anh đã chia sẻ một video lên trang Facebook của mình được cho là do kênh truyền thông kia dàn dựng chứ không được kiểm chứng một cách khoa học!? Và chia sẻ của Phan Anh góp phần vào cơn bão thông tin về tình trạng ô nhiễm nguồn nước biển tại miền Trung bởi Phan Anh là người nổi tiếng. Thông tin này được xem là một thông tin không chính xác và gây thất thiệt, hoang mang cho dư luận!?

Ngay đến cả những đơn vị làm công tác truyền thông, thông tin chính thống còn mắc lỗi, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đưa tin sai lệch thì những người dân bình thường rất khó kiểm chứng thông tin. Khi nó được đăng tải trên mạng xã hội một cách rộng rãi, mang tính chất “cảnh báo” thì sự kiểm chứng đó càng khó khăn hơn! Tệ hơn, VTV cũng bị mắc lỗi trong phóng sự có tên “cây chổi quét rau” gây hoang mang dư luận sau thời điểm phát sóng.

Phóng sự “cây chổi quét rau” trên VTV3 do phóng viên Phạm Thị Phương thực hiện sau khi phát sóng đã gây nên một “cơn sốt” mạng. Điều đáng nói, phóng sự của phóng viên Phương thực hiện là một kịch bản được dàn dựng chứ không có thật. Việc này đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của những người nông dân tại xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Những mớ rau phải bán với giá rẻ mạt, thậm chí ế ẩm không ai mua, cộng với mạng xã hội cũng dậy sóng theo với nội dung “cảnh báo” người tiêu dùng khiến những hộ dân này rơi vào tình cảnh éo le.

Tuy là “thế giới ảo” nhưng rất nhiều sự việc nó lại gây nên hậu quả thật trong đời sống xã hội. Từ việc nhóm người trẻ tuổi hẹn nhau ngoài đời tạo nên cảnh tượng đâm chém gây thương tích, gây mất trật tự xã hội do xích mích trên mạng hay đến chuyện vị chủ tịch tỉnh nọ xử phạt tiền đối với người dám nói xấu mình trên Facebook. Thậm chí cả việc giả mạo Facebook người khác để lừa đảo, nói xấu, xâm phạm đời tư...Những điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống của chúng ta là rất lớn.

Nghiêm trọng hơn, gần đây trên mạng xã hội luôn xuất hiện những luồng thông tin nói xấu chế độ, xuyên tạc chính sách...núp dưới những cái tên mỹ miều nhằm mục đích xấu. Có lẽ chưa bao giờ các vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng nhái - hàng giả...lại nóng đến như vậy. Nếu mỗi chúng ta dùng mạng xã hội mà không có sự tỉnh táo, chọn lọc thông tin, cẩn trọng hơn khi đăng tải, chia sẻ những vấn đề quan trọng thì vô tình góp phần gây nên “cơn bão” dư luận trên mạng và lan đến đời sống thực. Điều này gây “nhiễu loạn” thông tin cho cộng đồng cũng như chính bản thân chúng ta. Là cơ hội tốt để những thế lực thù địch tuyên truyền chống phá Nhà Nước, gây mất ổn định xã hội.

                                                                                                                                                         Đình Quân (BVPL)

 


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close