Làm gì để trở thành người mua sắm thông minh?

  • Admin
  • 15-04-2016
  • Lượt xem

Nhờ sự hỗ trợ tích cực của kỹ thuật số mà giờ đây người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian khi mua sắm. Chỉ cần một cú click chuột, hàng ngàn sản phẩm với tất cả các thông tin cần thiết đã hiển hiện trước mắt.
 
Tuy nhiên, công nghệ cũng chỉ dừng lại ở mức độ gia tăng tiện ích khi giao dịch, còn khách hàng muốn trở thành người thông minh trong mua sắm phải đáp ứng ba yếu tố như: tỉnh táo, giàu kiến thức và thay đổi nhận thức.

Các bà nội trợ luôn cập nhật các thông tin về sản phẩm.
 
Nhận biết nhu cầu thông tin

Theo truyền thống, người tiêu dùng thường chọn mua sản phẩm bằng nhận thức chủ quan kiểu như “thấy bạn xài tốt quá, mua thử xem sao” hoặc “xem quảng cáo hấp dẫn, chắc là hàng xịn” và kết cục là họ mang về nhà những món hàng không thật cần thiết hoặc thứ mà trên thị trường tràn ngập với chất lượng và giá cả tốt hơn hẳn.

Trong khi xu thế toàn cầu đang nghiêng dần sang quảng cáo trực tuyến có chi phí thấp và hiệu quả lan tỏa cao thì tại nội địa.

Kênh truyền hình vẫn là phương tiện ưu tiên “nhìn ngắm” hàng hóa, mặc dầu người dân Việt đang sử dụng 44 triệu smartphone với khoảng 134 triệu điện thoại di động trên toàn quốc.

Theo thống kê của Media Partner Asia, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam, năm 2015 đã thu về 975 triệu USD từ các nhãn hàng, trong đó chi cho các TVC (TV commercial- quảng cáo truyền hình) là 761 triệu USD. Chính vì thế, chỉ cần các chiến dịch “dội bom” TVC, nhiều nhãn hàng đã tạo nên một biển người mua khổng lồ.

Chúng ta có thể kể đến những thương hiệu lớn như VinaMilk, TH TrueMilk, Toyota Vietnam, Unilever... mỗi ngày chi trung bình 2,5 tỷ đồng cho quảng cáo và doanh thu của họ là nhiều ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, đây là những doanh nghiệp có tính bền vững cao và liên quan trực tiếp đến sản xuất, hàng hóa chất lượng... trong khi rất nhiều mặt hàng gia dụng khác được các nhà buôn phân phối lại, có hỗ trợ kinh phí truyền thông từ chủ hàng, nên có xu hướng tấn công não người tiêu dùng (thực phẩm chức năng, tân dược, hàng xa xỉ, đồ thời trang, bất động sản, phương tiện di chuyển...) khiến người tiêu dùng gặp rất nhiều bối rối khi chọn mua món hàng mình mong muốn.

Sự kiện người tiêu dùng Việt phải “ngã ngửa” khi truyền thông đưa tin Công ty Sản xuất và Chế biến rau an toàn Ba Chữ thu gom 10 tấn rau trôi nổi ở các chợ đầu mối, rồi chuyển đến các siêu thị với cái mác “rau sạch” và giá khá đắt mang thương hiệu “Rau Ba Chữ”.


 
Thay đổi nhận thức để mua sắm thông minh hơn

Để trở thành người tiêu dùng thông minh và để an toàn cho chính mình, người tiêu dùng Việt cần thiết phải thay đổi nhận thức về giá trị thực của món hàng, trong đó việc thiết lập một quy trình mua hàng khoa học, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, tính uy tín của thương hiệu.
 
Người mua sắm thông minh là người biết đánh giá đúng mực sản phẩm mình định mua về. Tiền bỏ ra có tương xứng với chất lượng? Hàng hóa có thể thay thế? Nguồn gốc đích thực của sản phẩm? Sản phẩm có rủi ro? Mô tả của nhà sản xuất có thổi phồng giá trị thực?... để người tiêu dùng tránh “tiền mất tật mang.
 
Ngoài ra, một thói quen cố hữu cần được triệt thoái, là việc “mua theo ý của người bên cạnh” hoặc mua khi đang còn phân vân.

Người tiêu dùng nên áp dụng công thức sắp xếp chuỗi hành động vào việc mua sắm, gồm lên danh sách hàng hóa định mua theo thứ tự ưu tiên từ: “quan trọng – bức thiết”; “quan trọng – không bức thiết”; “bức thiết – không quan trọng” và “vô thưởng vô phạt”.
 
Theo khảo sát của người viết, với 30 người quen biết, đa số cảm thấy tiếc nuối vì trung bình một năm, họ lãng phí ít nhất 2 triệu đồng vì mua đồ thời trang, quần áo, giày dép, chỉ dùng một lần rồi thấy lỗi mốt, không muốn xài lại nữa; tiêu tốn trung bình 3 triệu vì đổi điện thoại do lúc mua không tìm hiểu kỹ sự cân bằng giữa nhu cầu và năng lực vận hành của chiếc điện thoại; tốn khoảng 5 triệu đồng đi ăn nhà hàng do “tò mò” và tốn trung bình 10 ngày làm việc do bị dẫn dụ đến tham quan các dự án nhà ở hay giải pháp thu nhập thụ động.
 
Bản tính con người là khó thay đổi nhưng nhận thức con người thì hoàn toàn có thể điều chỉnh, miễn là người đó cầu thị và có thái độ nghiêm túc với cuộc sống.
 
Vậy để trở thành một người tiêu dùng thông minh cũng không phải khó. Điều cần thiết là thay đổi cách thức và hành vi mua sắm.
 
Phượng Ngô
 


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close