Nghề khắc dấu gỗ

  • Admin
  • 11-04-2016
  • Lượt xem

Theo dòng chảy của thời gian, nghề chạm khắc con dấu đã gần như mai một. Song giữa nhịp sống đổi thay của phố phường hiện đại thì vẫn còn đó những người chạm khắc dấu, gắn bó với nghề cổ. Họ đang từng ngày góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của một nghề xưa tại Hà Nội.


Thú chơi khắc dấu cá nhân trên gỗ chỉ còn lại trên vào con phố ở Hà Nội. (Ảnh Hữu Thắng)

Theo các thợ chạm khắc con dấu gỗ thì nghề khắc dấu khởi nguồn từ xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ). Thời xưa, khi muốn thể hiện bút tích sở hữu của mình trên sản phẩm hay bất cứ vật dụng gì thì người ta dùng con dấu có khắc họa chữ hay hình ảnh để đóng lên trên.
 
Có người khắc tên, có người khắc hình ảnh và cũng có người khắc cả dấu hiện riêng của mình. Để con dấu sinh động, các nghệ nhân tạo đủ hình thù từ 12 con giáp: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn... đến những chữ nôm, cái cuốc, cung tên, hoa văn…
 
Thông thường những người chơi dấu chọn luôn 1 con vật trong 12 con giáp để khắc vào dấu cùng tên người dùng để sử dụng theo sở thích riêng. Thậm chí để thể hiện bản ngã thì con dấu lại trở thành bút tích như chữ ký thời nay… thể hiện cốt cách, tư tưởng, sở thích mỗi người.

Con dấu gỗ với đủ hình thù thể hiện cốt cách, tư tưởng, sở thích mỗi người.
 
Và nghề khắc dấu trên gỗ ngày nay là một trong nghề nghề thủ công truyền thống đang “ăn nên làm ra” theo xu hướng phát triển của ngành du lịch và đã trở thành một thú chơi của người Hà Nội.
 
Nghề khắc dấu cá nhân đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ và óc sáng tạo tinh tế. Người chơi dấu không tốn nhiều công nhưng để tạo được ý nghĩa, sự mới lạ thì phải cần đến chiều sâu tâm hồn.
 
Đến cửa hàng khắc dấu gỗ, điều nhận biết dễ dàng nhất là có một chiếc bảng treo đầy những chiếc dấu đủ hình dạng, kích cỡ như hình ảnh thiếu nữ, xích lô, chăn trâu, mèo, thỏ, ếch, gấu, chim, cá, những nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình...
 
Tuy nhiên, những cửa hàng khắc dấu gỗ không còn nhiều, do trước đây thu nhập từ nghề thấp, cho nên một số đã bỏ nghề và hiện nay chỉ còn vài cửa hàng còn lưu giữ được thú chơi khắc dấu cá nhân trên phố Hàng Quạt, Hàng Bông, Mã Mây và Tô Tịch.
 
Anh Phạm Đức Trí, thợ khắc dấu gỗ tại Hàng Quạt, cho biết làm nghề thủ công này với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống và qua sản phẩm giới thiệu đến khách nước ngoài văn hóa và con người Việt Nam.

Anh Phạm Đức Trí, thợ khắc dấu gỗ tại phố Hàng Quạt, Hà Nội đang cặm cụi tỉ mẫn với từng đường nét trên con dấu. (Ảnh: Hữu Thắng)
 
Hiện nay, nghề thủ công này đang có chiều hướng tiến triển tốt, nhiều du khách đến khắc tên và hình ảnh yêu thích lên dấu. Mỗi con dấu tuỳ theo kích thước và độ khó sẽ có giá từ 20.000-500.000 đồng, và mỗi ngày người thợ khắc dấu thu nhập cũng được khoảng 150.000-300.000 đồng.
 
Gần đây, thú chơi này trở thành trào lưu không chỉ của giới trẻ trong nước mà còn có rất nhiều khách nước ngoài tìm mua dấu cá nhân. Chủ nhân dùng nó để thay chữ ký trên thư, bưu thiếp, đóng trên danh thiếp, trên những cuốn sách, truyện, tranh, ảnh… của riêng nhằm lưu giữ một kỷ niệm, một quãng thời gian nào đó và cũng có người dùng làm quà tặng, anh Trí chia sẽ thêm.

Ngày nay, khi phương thức giao dịch được đồng nhất bởi công nghệ điện tử, điện thoại di động, email… và nhu cầu thể hiện bản ngã có vô vàn hình thức như website cá nhân, blog, facebook… thì con dấu gỗ trở thành một thú chơi có phần độc đáo và tao nhã.
 
Thiện Viễn
 


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close