Cần khắc phục những khó khăn khi tham gia TMĐT

  • Admin
  • 15-04-2016
  • Lượt xem

Dù còn non trẻ, nhưng tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam là rất lớn nếu khắc phục những trở ngại như nguồn nhân lực chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của TMĐT, các loại hình thanh toán điện tử chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động kinh doanh trực tuyến…

Người tiêu dùng trẻ với laptop (Ảnh: Ngọc Long)
 
Trở ngại và thách thức

Phát triển TMĐT tại Việt Nam thời gian gần đây được đánh giá qua sự phát triển của doanh nghiệp tham gia, tăng số lượng người tiêu dùng mua sắm qua sử dụng mạng và sự phát triển mạnh của các mạng xã hội.

Dù đang phát triển mạnh tại Việt Nam, TMĐT vẫn còn đó những trở ngại khi nguồn nhân lực của ngành chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của TMĐT, các loại hình thanh toán điện tử vẫn chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động kinh doanh trực tuyến…

Cạnh đó, doanh nghiệp TMĐT Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, nhiều đơn vị vốn đầu tư thấp nhưng lại muốn tiến vào lĩnh vực bán lẻ trực tuyến với hy vọng sớm thành công nên đã gặp thất bại.

Các mô hình thương mại điện tử trong nước rất giỏi nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhưng lại chưa thực sự sáng tạo về giải pháp mới, chỉ dừng ở việc học hỏi và đưa những mô hình của nước ngoài áp dụng vào Việt Nam.

Song theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Thương mại điện tử EcomViet, dù doanh thu và thị phần của TMĐT còn khiêm tốn so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước, nhưng tiềm năng thị trường lại là một động cơ thúc đẩy nó phát triển. Động cơ này thể hiện qua nhãn quan đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài như Nhật, Singapore, Malaysia...

Tiềm năng, cơ hội phát triển TMĐT

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang xem mạng xã hội là phương tiện kinh doanh quan trọng và đã xuất hiện nhiều kênh bán hàng trực tuyến thông qua Internet, qua điện thoại đặt hàng. Trên các kênh này có hầu hết các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, cả hàng sản xuất trong nước lẫn ngoại nhập.

Theo khảo sát mới đây tại TP.HCM cho thấy, có 21,9% người tiêu dùng truy cập internet để tìm kiếm thông tin, mua hàng, tăng gấp đôi so với trước đây, 48,2% biết mua sắm trực tuyến, 20,5% người đã mua sắm trực tuyến, tăng gấp đôi so với năm 2011. Trong đó, tỉ lệ mua sắm trên website là 86,4%, mua sắm trên diễn đàn, mạng xã hội là 33,7%.



Theo VECOM (Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam), nhiều doanh nghiệp sử dụng các mạng xã hội cho việc kinh doanh cũng cho biết doanh thu năm 2015 tăng 4% so với năm 2014. Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp cũng đã tăng đầu tư, tăng cường ứng dụng TMĐT trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau (website, di động…), có 26% số website có phiên bản di động trong năm 2015, năm 2014 tỷ lệ này chỉ là 15%.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tương tác đôi bên mua-bán. Việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả đã cho phép doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn bao giờ hết, với chi phí vô cùng thấp. Ngày nay chỉ cần một các nhấp chuột ai cũng có thể vào được các trang web bán hàng trực tuyến, website của các doanh nghiệp và dể dàng đặt hàng, nhận hàng tận nhà. Vì thế không lạ khi các chuyên gia nhận định, mặc dù kinh tế vĩ mô đang bị ảnh hưởng, thế nhưng tăng trưởng ở thị trường di động và internet vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này cũng có nghĩa TMĐT là sân chơi màu mỡ cho các doanh nghiệp.

Theo VECOM, TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về TMĐT, tiếp theo là Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương và Hải Phòng. TP.HCM đang có trên 80.000 website đang hoạt động, 50% trong số đó được cập nhật thông tin hằng ngày và giá trị giao dịch của các website trên địa bàn chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị giao dịch TMĐT cả nước.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, việc ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu và đang bắt kịp xu hướng chuyển sang ứng dụng trên các thiết bị di động như các nước tiên tiến. Sở Công Thương TP.HCM cũng cho rằng, phát triển thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, đây là loại hình kinh doanh mới cần được hỗ trợ phát triển.

Để khắc phục các khó khăn, Sở Công Thương TP.HCM sẽ cùng các ban ngành tập trung mở các lớp đào tạo nhân lực, hướng dẫn doanh nghiệp luật thương mại điện tử, công bố thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử.
Ngọc Long


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close