Thị trường bất động sản ở Sài Gòn có gì lạ?

  • Admin
  • 29-07-2016
  • 650 Lượt xem

Theo một nghiên cứu của CBRE Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 42 về tỷ lệ phần trăm đại diện các nhà bán lẻ quốc tế có mặt tại đây vào năm 2015, nhiều thương vụ sáp nhập được ghi nhận trong thị trường bán lẻ.

Một số vấn đề đòi hỏi những giải pháp từ chính phủ. Nợ xấu tiếp tục tăng (từ 2,62% của tháng 3 năm 2016 so với 2,55% của cuối năm 2015), là kết quả của việc chính phủ nới lỏng tín dụng nhằm khuyến khích sự phát triển của khối tư nhân và chi tiêu chính phủ. Việt Nam hiện nay đang đưa ra các giải pháp bao gồm đề nghị đưa ra giải thưởng tiền mặt và tư vấn ngân hàng thế giới, đồng thời tiếp tục để mắt đến vấn đề này trong tương lai”.

Tập đoàn CBRE Group, Inc. đã có nhận xét như vậy trong tài liệu “Công bố tiêu điểm thị trường bất động sản TP. HCM quý 2/2016”.

Thị trường bán lẻ

Trong Quý 2/2016, thị trường bán lẻ TP.HCM chào đón Lotte Mart Gò Vấp ở Q.Gò Vấp, thêm 27.410 m2 diện tích sử dụng vào tổng nguồn cung hiện tại của thành phố. Đây là trung tâm mua sắm thứ tư khai trương tại Quận Gò Vấp và cũng là Lotte Mart thứ tư khai trương tại TP.HCM.

Quý này cũng chứng kiến việc trung tâm mua sắm Parkson Paragon ở Q.7 đóng cửa sau năm năm hoạt động. Sự kiện này tiếp tục phản ánh nhu cầu của thị trường về tái bố trí mặt bằng tại các trung tâm thương mại (TTTM) đã được đề cập trong quý trước, như Union Square và Vincom Centre B trong việc cải tạo mặt bằng để chào đón các thương hiệu mới, góp phần thay đổi đáng kể sơ đồ bố trí mặt sàn trong dự án.

Giá thuê tại khu vực trung tâm không đổi trong Quý 2/2016, trong khi đó giá thuê ở khu vực ngoài trung tâm giảm 4% so với quý trước do Lotte Mart Gò Vấp có chào giá thuê trung bình khoảng 25USD/m2/tháng, thấp hơn mức giá trung bình của thị trường.

Cũng trong khu vực ngoài trung tâm, giá cho thuê của các TTTM tổng hợp tăng nhẹ 1% trong Quý 2/2016 bởi Parkson Paragon đóng cửa. Tỷ lệ trống đã được cải thiện trên tất cả các hình thức bán lẻ với tỷ lệ trống trung bình thị trường giảm 1,4 điểm phần trăm so với quý trước.

Hình thức bán lẻ có mức cải thiện lớn nhất về tỷ lệ trống là trung tâm thương mại tổng hợp (giảm 2,5 điểm phần trăm so với quý trước), một lần nữa, do sự kiện Parkson Paragon ngừng kinh doanh. Trước khi đóng cửa, tỷ lệ trống được ghi nhận tại Parkson Paragon là khoảng 30%.

Những thương vụ đình đám

Việt Nam đã chứng kiến sự thâm nhập mạnh mẽ từ các nhà bán lẻ nước ngoài, gần đây nhất là Big C được mua lại bởi Central Group đến từ Thái Lan trong tháng 4 năm 2016 với giá 1 tỷ USD.

Theo một nghiên cứu của CBRE Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 42 về tỷ lệ phần trăm đại diện các nhà bán lẻ quốc tế có mặt tại đây vào năm 2015, nhiều thương vụ sáp nhập được ghi nhận trong thị trường bán lẻ.

Những thương vụ sáp nhập được dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai vì các lý do: (1) Định dạng bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, thậm chí so với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á; (2) Tại Việt Nam, vẫn còn rất nhiều thương hiệu các cửa hàng siêu thị nhỏ /cửa hàng tiện lợi. Các thương hiệu nhỏ thường sẽ được sáp nhập lại khi thị trường trưởng thành hơn; (3) Một số thương hiệu bán lẻ nước ngoài chuộng hình thức liên doanh và hợp tác với những thương hiệu trong nước để tránh quy định "Economic Need Test".

Sự mở rộng  của các nhà bán lẻ nước ngoài, mặc dù mặt nào đó có lợi cho người tiêu dùng nhưng mặt khác, có thể làm tăng sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trong và ngoài nước.

Thị trường văn phòng

Trong Quý 2/2016 không có tòa nhà mới đi vào hoạt động. Cũng trong quý này, công trình xây dựng tòa nhà báo Sài Gòn Giải Phóng đã được tiếp tục sau một thời gian dài tạm hoãn. Theo dự tính, tòa nhà này mở cửa vào cuối năm 2016. Hầu như toàn bộ tòa nhà được sử dụng bởi chính các nhà phát triển dự án, chỉ có khoảng 8.000 m2 được cho thuê.

Thị trường văn phòng tại TP.HCM sẽ chào đón một lượng lớn nguồn cung ngoài trung tâm vào cuối năm 2016 với dự án nổi bật nhất là Mapletree Business Centre tại Q.7. Những tòa nhà này sẽ làm thay đổi mức giá thuê và tỷ lệ trống của cả thị trường.

Nguồn cung ổn định giúp thị trường văn phòng hấp thụ dần những diện tích trống còn lại tại các văn phòng Hạng A và B.

Đa phần khách thuê ký lại hợp đồng và mở rộng văn phòng tại chính tòa nhà đang thuê. Đối với nhóm khách thuê chuyển văn phòng, họ chuyển đến những tòa nhà tốt hơn có mức giá hợp lý.

Giá thuê nhìn chung tăng không đáng kể. Giá thuê Hạng A giữ ổn định. Các tòa nhà hoạt động lâu năm quyết định không tăng giá để tăng tính cạnh tranh với các tòa mới mở và các tòa nhà Hạng B ở các khu tập trung. Văn phòng Hạng B ghi nhận mức tăng nhẹ 0,6%. Sự tăng trưởng này được ghi nhận ở khu vực ngoài trung tâm.

Căn cứ vào lượng yêu cầu thuê CBRE nhận được, nhóm khách hàng có nhu cầu thuê cao nhất trong nửa đầu năm 2016 thuộc các lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Logistics và Kỹ thuật. Phần lớn các yêu cầu thuê của CBRE đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 53%.

Theo dự đoán, Việt Nam đang phát triển đúng hướng để tiếp tục đà tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo, tuy nhiên việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% vẫn chưa chắc chắn. Thị trường bất động sản, tương tự, cũng chờ đợi những hoạt động sôi nổi và chào đón thêm các nhà đầu tư nước ngoài trong các quý tiếp theo. (Trích nhận định của CBRE).

Theo Thương trường

 

 

 


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close