Thương hiệu ngoại dần xâm nhập thị trường TMĐT Việt Nam

  • Admin
  • 15-04-2016
  • Lượt xem

Thị trường TMĐT tại Việt Nam là sân chơi có tiềm năng rất lớn, nên các thương hiệu TMĐT nước ngoài đang dần xâm nhập để chiếm lĩnh thị phần, cho thấy niềm tin của họ đối với bán lẻ trực tuyến Việt Nam.



Thị trường đang rộng mở

Dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á, trong đó dân số thành thị hiếm 30,6%, độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tăng lên, chiếm 69% tổng số dân và Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng,” Đây thực sự là cơ hội để lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam phát triển, trong có TMĐT.

Cạnh đó, dịch vụ Internet tại Việt Nam ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, các loại hình dịch vụ kết nối tốc độ cao có mức độ tăng trưởng nhanh chóng. Trung bình, người dùng trong nước truy cập internet 26,2 giờ mỗi tháng, chỉ kém Thái Lan là 27,2 tiếng và vượt xa các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia…

Hiện có tới 90% trong tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam từng vào mạng bằng thiết bị di động và 50% truy cập mạng qua điện thoại ít nhất một lần mỗi ngày.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, mức doanh thu của thị trường TMĐT tại Việt Nam trong năm 2015 đạt khoảng 4 tỷ USD, cao hơn nhiều so các năm trước đó. Con số này tuy chưa thể sánh với thị trường bán lẻ, nhưng lại được kỳ vọng rất nhiều vì mức độ phát triển khá lớn.

Ông Trần Trọng Tuyến, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DKT so sánh: nếu xem quá trình phát triển TMĐT là một con dốc vừa cao vừa dài thì các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã sắp lên đến đỉnh, trong khi Việt Nam chỉ mới bắt đầu leo dốc, khoảng cách ấy vào khoảng 5-7 năm.

Còn theo ông Ryosuke Hayashi, Phó giám đốc Đầu tư nước ngoài Quỹ Đầu tư SBI Nhật Bản thì cho rằng, lợi thế có gần 40 triệu người sử dụng internet, số lượng thiết bị có kết nối internet ngày một tăng cao đã biến Việt Nam thành thiên đường cho họat động TMĐT. Nên đây là giai đoạn thích hợp nhất để đầu tư vào TMĐT tại Việt Nam.



Dần xâm nhập, chiếm thị phần

Vì thế sẽ không lạ khi gần đây, các thương hiệu TMĐT các nước bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam và dần mở rộng thị phần.

Thị trường TMĐT Việt Nam đã xuất hiện các thương hiệu như Rakuten là tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với tổng số vốn khoảng 13,5 tỉ USD và doanh thu hàng năm trên 4 tỉ USD, nằm trong số những công ty kinh doanh trên internet lớn nhất thể giới; hay như Rocket Internet (Đức), một công ty nổi tiếng trong việc nhân bản các mô hình thương mại điện tử thành công trên thế giới như Amazon, ebay, Groupon …Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sendo cho biết, việc các nhà đầu tư nước ngoài từ Đức, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc muốn tham gia vào TMĐT tại Việt Nam cho thấy niềm tin của họ đối với bán lẻ trực tuyến Việt Nam.

Hiện những thương hiệu TMĐT nước ngoài đang hoạt động khá mạnh tại Việt Nam là VinEcom của Vingroup. VinEcom vào thị trường TMĐT với số vốn đầu tư 50 triệu USD. VinEcom có kế hoạch mở rộng kinh doanh qua việc thương thảo thâu tóm hoặc hợp tác với một số nhà phát triển TMĐT lớn tại Việt Nam, trong đó có trang Vật Giá, Hotdeal, Cungmua...VinEcom đặt tham vọng về một thị trường thương mại điện tử, cổng thanh toán, trang web giao dịch, mua bán, dịch vụ hậu cần, thậm chí cả một mạng lưới quảng cáo. Nhiều nhà phân tích nhận định Vingroup có mục tiêu trở thành "Alibaba của Việt Nam.

Bên cạnh đó nhiều thương hiệu TMĐT khác ở Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ... cũng đang lần lượt vào Việt Nam và mở rộng thị phần. Cuối năm 2014, 3 tập đoàn dịch vụ internet hàng đầu Nhật Bản là SBI Holdings, Econtext ASIA và Beenos hợp tác đầu tư chiến lược với Sendo, trực thuộc Tập đoàn FPT.

Sendo sở hữu 2 sàn giao dịch điện tử lớn là Sendo và 123Mua. Trong hợp tác này, 2 trong số 3 nhà đầu tư là SBI Holdings và Beenos sẽ tham gia trực tiếp điều hành Sendo. Chủ tịch Sendo, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng cho biết, ba nhà đầu tư đến từ Nhật sẽ giúp Sendo tiếp cận với mạng lưới khách hàng và đối tác của 3 đơn vị này trên toàn cầu. Đồng thời, hỗ trợ Sendo nâng cao năng lực quản lý thông qua chính sách đào tạo mạng lưới bán hàng, phát triển nguồn nhân lực và mở rộng danh mục hàng hóa.

Trước đó, MOL, một thương hiệu cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử Malaysia đã đổ vốn vào Việt Nam để có được 50% cổ phần của NgânLượng.vn, một đơn vị thanh toán trực tuyến thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình (PeaceSoft). Thế mạnh của MOL là hệ thống thanh toán, có khả năng xử lý hơn 60 triệu giao dịch với khối lượng thanh toán hằng năm lên tới hơn 300 triệu USD. MOL có mạng lưới gồm hơn 680.000 điểm thu thanh toán trên hơn 80 quốc gia, liên kết trực tuyến với hơn 88 ngân hàng tại 10 quốc gia. Đầu tư vào Việt Nam, MOL cũng tham gia trực tiếp vào việc vận hành NgânLượng.vn.

Trước tiềm năng thị trường TMĐT tại Việt Nam và sự xâm nhập ngày càng nhiều của các thương hiệu TMĐT nước ngoài, các doanh nghiệp nên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào tăng sức cạnh của doanh nghiệp TMĐT trong nước khi còn quá non trẻ, nhỏ lẻ trước các đối thủ từ các nước chuyên nghiệp hơn, hàng hoá phong phú hơn và dần chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Ngọc Long


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close